VỀ DỰ ÁN #WHATIF
Giữa tháng 6/2015, nữ sinh N.T.A.T, 15 tuổi, ở Đồng Nai, bị bạn trai tung clip sex lên mạng. Chỉ trong hai ngày, có gần 300.000 người xem, 18.000 likes, 4.000 lượt share, hàng ngàn bình luận, vừa đay nghiến vừa cợt nhả. “Hàng ngon thế!” và “Đẹp mặt chưa bé gái!” và “Bị tung clip là đáng, mới tí tuổi đã đua đòi”. Bố mẹ T. van xin cộng đồng mạng “hãy tha cho cháu”. Cộng đồng mạng lại càng đổ xô vào, cùng nhau khui ra trang Facebook của T. và bạn trai. Hàng ngàn người follow T., đưa nhau các ảnh cá nhân, bình phẩm về cơ thể của T., gọi cô là bán dâm chuyên nghiệp, và rủa: “Chết đi đồ hư hỏng”. Hai hôm sau, T. uống thuốc diệt cỏ tự tử. Sau cái chết của T., người ta vẫn tiếp tục dè bỉu “không biết giữ mình thì bây giờ trách ai?” hoặc “có ai bắt nó phải chết đâu”.
Mạng xã hội phát triển nhanh mang tới nhiều lợi ích đồng thời mang theo nhiều hiểm hoạ cho người sử dụng mà nghiêm trọng và “nóng” hơn cả là cyberbully – bắt nạt qua mạng. Cyberbullying – bắt nạt, tấn công trên mạng là những hành vi mang tính lặp lại, sử dụng thiết bị điện tử (điên thoại, máy tính,…) để quấy rối, đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ hoặc tra tấn bằng tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội.
Nạn nhân của cyberbully bị áp lực rất lớn về nhiều mặt trong cuộc sống. Họ luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, thiếu tự tin với mọi người xung quanh, rối loạn trong nếp sinh hoạt hàng ngày. 95% số người chọn cách tự giải quyết, thay vì chia sẻ cho gia đình, bạn bè hay người thân. Theo thời gian nạn nhân sẽ mắc chứng trầm cảm và nguy hiểm hơn là tìm đến cái chết. Một nghiên cứu ở Úc đã chỉ ra rằng, 30% nạn nhân của cyberbullying nghĩ đến việc tự tử.
Trước vấn nạn này, chúng tôi, nhóm người trẻ đến từ trường đại học Ngoại thương cơ sở II TPHCM, muốn tạo nên một làn sóng nâng cao nhận thức của toàn bộ giới trẻ hiện tại đang hoạt động trên mạng xã hội. Nâng cao hiểu biết của họ về vấn đề cyberbully, cải thiện văn hoá, đạo đức của giới trẻ, từ đó giảm các hậu quả xấu do cyberbully mang lại trong tương lai.
Nhóm sẽ tạo ra BullyBot – một CHATBOT đặc biệt, hoạt động theo các mẫu câu trả lời mang tính đả kích, bắt nạt, quấy rối, đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ,… giúp người tham gia cảm nhận và nhận biết được cơ bản hành vi cyberbully. Người dùng sau khi sử dụng sẽ được dẫn đến một trang microsite cung cấp các thông tin, hiện trạng, nghiên cứu về vấn đề Cyberbully hiện nay tại Việt Nam cùng thông điệp “What if you are doing the same?”.
Ngoài ra, nhóm còn sẽ tạo nên những bức ảnh sẽ giả lập các bình luận từ chính bạn bè của người dùng, mang tính đả kích, bắt nạt, quấy rối, đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ,… kèm hashtag #WHATIF? Người dùng có thể lựa chọn hưởng ứng chiến dịch qua xác nhận tại microsite và chia sẻ bức ảnh này với bạn bè mình.
Để mang lại kết quả truyền thông tốt, nhóm cũng sẽ tạo một viral clip để lan tỏa thông điệp chiến dịch. Cùng với đó là huy động sự trợ giúp từ các nhân vật nổi tiếng trong giới trẻ như An Nguy, Sơn Tùng, Thơ Nguyễn,… cùng nhau chia sẻ câu chuyện của mình, và thông điệp của chiến dịch.
SỐ TIỀN GÂY QUỸ
- Xây dựng và duy trì CHATBOT: 10.000.000 VNĐ
- Xây dựng Fanpage truyền thông: 7.000.000 VNĐ
- Thực hiện và quảng bá viral clip: 7.000.000 VNĐ
- KOLs (Người nổi tiếng): 15.000.000 VNĐ
- Xây dựng và duy trì Microsite: 5.000.000 VNĐ
- Chi phí phát sinh: 6.000.000 VNĐ
Tổng cộng: 50.000.000 VNĐ
Thời gian gây quỹ: 2 tháng
CÁC MỨC ỦNG HỘ
150.000 VNĐ
1 áo thun #Whatif
300.000 VNĐ
2 áo thun #Whatif
500.000 VNĐ
12 tháng sử dụng phần mềm diệt malware – Malwarebytes
1.000.000 VNĐ
5 áo thun #Whatif
12 tháng sử dụng phần mềm diệt malware – Malwarebytes
2.000.000 VNĐ
5 áo thun #Whatif
12 tháng sử dụng phần mềm an toàn mạng Malwarebytes
5 quyển sách “Facebook Marketing Từ A Đến Z”
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Thanh toán thông qua Internet Banking hoặc Thẻ ATM hoặc thẻ Credit Card ngân hàng trong nước: Hãy chọn mức ủng hộ, hoặc nhấn vào nút ỦNG HỘ ở trên trang web này, sau đó chọn phương thức bạn mong muốn để chuyển khoản bằng hơn 40 ngân hàng trong cả nước. Nhấn vào đây để biết thông tin chuyển khoản
Thanh toán thông qua chuyển khoản trực tiếp tại quầy ngân hàng (dành cho bạn không có tài khoản ngân hàng): Nhấn vào đây để biết thông tin chuyển khoản
Thanh toán thông qua thu tiền tại nhà (Áp dụng với các bạn có địa chỉ trong nội thành TPHCM) – Phí thu tiền là 20k/đơn hàng.
Thanh toán thông qua thẻ cào điện thoại. Bạn cần nạp tiền vào tài khoản Betado thông qua thẻ cào điện thoại, sau đó dùng tiền trong tài khoản Betado để thanh toán.
LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI NHƯ THẾ NÀO?
Điện thoại: 01659691139 – Trần Lê Anh Thư
Email: [email protected]
Facebook: www.facebook.com/whatif
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và đóng góp của bạn khi cùng chúng tôi để cùng tạo nên một cộng đồng mạng văn minh!